Flycam – các ứng dụng trong đời sống trong lĩnh vực lâm nghiệp, đo đạc, khảo sát trắc địa, …

Overview

Máy bay không người lái (Flycam) được biết đến rộng rãi trong thời gian gần đây. Flycam được sử dụng tại Việt Nam cho nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm quay phim chụp ảnh sự kiện, hội nghị, hội thảo, tiệc cưới, ngắm cảnh khi đi du lịch,…

Ở bài này, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về máy bay không người lái, các khái niệm về máy bay không người lái, và máy bay không người lái trong các lĩnh vực khác nhau, trong đó tập trung vào lĩnh vực lâm nghiệp.

1. Khái niệm
Công nghệ đang một ngày càng phát triển vì vậy việc máy bay không người lái (UAV) là một trong những chủ đề nổi bật của khoa học công nghệ trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Có quá nhiều người đặt ra câu hỏi: “Vậy UAV là gì?”
Máy bay không người lái (UAV – unmanned aerial vehicle) là thiết bị không có phi công trong buồng lái, hệ thống bao gồm một máy bay không người lái và 1 kiểm soát viên trên mặt đất và một hệ thống liên lạc giữa UAV và kiểm soát viên. UAV có thể được kiểm soát bằng con người vận hành hoặc máy tính dựa vào một hệ thống tự động.

Sau đây là một số ứng dụng nổi bật của máy bay không người lái (UAV):

Drone lập bản đồ khảo sát nông nghiệp
Drone lập bản đồ khảo sát nông nghiệp
Drone giám sát/lập bản đồ 3D khai thác mỏ xây dựng
Drone giám sát/lập bản đồ 3D khai thác mỏ xây dựng
ứng dụng Drone trong trắc địa xây dựng
ứng dụng Drone trong trắc địa xây dựng
Drone giám sát sạt sở
Drone giám sát sạt lở
ứng dụng của Drone trong khảo sát ngành dầu khí
ứng dụng của Drone trong khảo sát ngành dầu khí

Các thiết bị khảo sát thu thập số liệu thế hệ mới ngày càng gọn nhỏ hơn, độ chính xác cao hơn, đa nhiệm hơn và đặc biệt phù hợp để lắp đặt trên các thiết bị bay không người lái UAV. Hơn thế nữa, kỹ thuật và công nghệ định vị dẫn đường bằng vệ tinh GNSS làm cho việc điều khiển UAV trong thực tế dễ dàng hơn rất nhiều, với nhiều chế độ bay khác nhau và bay tự động hoàn toàn.

2. Ứng dụng của UAV trong đời sống:
– Trong lâm nghiệp:
Flycam / Drone / UAV ứng dụng trong Lâm nghiệp ngày càng đa dạng, với khả năng bay cao, xa và các ứng dụng điều khiển tự động đã giúp cho người dùng sử dụng thiết bị flycam trong giám sát rừng ngày càng hiệu quả. Hiện nay, một số địa phương đã trang bị thiết bị Flycam phục vụ theo dõi diễn biến rừng nhằm phát hiện sớm các vụ mất rừng hoặc sử dụng Flycam để kiểm tra các thông tin mất rừng tại các khu vực vùng sâu, vùng xa nơi khó tiếp cận của con người. Ngoài ra, flycam cũng giúp nắm bắt tình hình cháy rừng hiện tại, thông qua việc cung cấp hình ảnh trực tiếp của đám cháy giúp cho việc chỉ đạo chữa cháy được hiệu quả. Tuy nhiên, việc ứng dụng flycam trong lâm nghiệp chưa được ứng dụng nhiều do chi phí đầu tư thiết bị ban đầu khá cao, ngoài ra việc cấp phép cần phải xin thường xuyên cho mỗi lần bay cũng gây trở ngại đối với các trường hợp khẩn cấp như chữa cháy mà cần chờ thời gian xin cấp phép xong thì đám cháy đã được khống chế. Hoặc xin cấp phép trong cả mùa cháy thì chi phí cho dịch vụ xin cấp phép cũng là một vấn đề cần được quan tâm tháo gỡ.
Mô hình sử dụng UAV ứng dụng trong lâm nghiệp bao gồm các bước như sau:
1. Lập trình đường bay
2. Thực hiện bay
3. Ghép ảnh và nắn ảnh

– Lập trình đường bay
Lập trình đường bay sẽ giúp cho việc máy bay tự động thực hiện nhiệm vụ bay chụp mà không tháo tác điều khiển bay của kỹ thuật viên. Như vậy, kỹ thuật viên chỉ cần nhấn nút khởi động và máy bay sẽ tự động thực hiện nhiệm vụ và hạ cánh. Ở đây người dùng chỉ cần lưu ý chọn địa điểm thực hiện cất cánh và hạ cánh phù hợp để tránh hư hại cho thiết bị. Hoặc một số trường hợp đặc biệt, sự cố khẩn cấp cần điều khiển bằng tay để đưa thiết bị hạ cánh an toàn.
– Thực hiện bay
Kỹ thuật viên lựa chọn địa điểm gần nhất với khu vực bay, có địa điểm cất và hạ cánh thích hợp để tiết kiệm pin và thời gian cho thiết bị thực hiện việc di chuyển đến nơi thực hiện nhiệm vụ.
Trong quá trình bay kỹ thuật viên cần thường xuyên theo dõi thiết bị hoạt động để tránh các sự cố, thời tiết xấu ảnh hưởng đến thiết bị. Không nên bay quá thấp, địa điểm cất và hạ cánh quá xa với khu vực cần bay chụp, địa điểm cất và hạ cánh có nhiều vật cản.
Khi bay ở những khu vực rộng lớn nên chia ca bay phù hợp, hạn chế nhiều ca bay trên 1 vùng, như vậy sẽ rủi ro nếu pin của thiết bị đã cũ có thể ước lượng thời gian còn lại không chính xác dẫn tới thiết bị hết pin rơi đột ngột.
– Ghép ảnh và sửa ảnh
• Xây dựng tam giác đo ảnh
• Tạo đám mây điểm dày đặc: tạo và chỉnh sửa
• Mô hình 3D: tạo và tạo họa tiết
• Ghép ảnh toàn cảnh
• Hỗ trợ máy ảnh dạng mắt cá Fisheye
• Đám mây điểm dày đặc: phân loại
• DEM: xuất DSM / DTM được tham chiếu địa lý
• Xuất khẩu ảnh trực giao
• Hỗ trợ điểm kiểm soát mặt đất
• Xử lý hình ảnh đa hướng
• NDVI và các tính toán chỉ số thực vật khác
• Tạo mô hình phân cấp
• Mô hình 4D cho cảnh động

3. Ứng dụng flycam trong lĩnh vực đo đạc, khảo sát (trắc địa)
Flycam ra đời đã giúp cho việc thực hiện khảo sát, đo đạc hiện trường được thực hiện nhanh chóng với độ chính xác ngày càng cao. Trong trắc địa công trình, người ta sử dụng flycam/ drone để kiểm tra các công trình ở những vị trí khó nhằm phát hiện kịp thời các lỗi trong quá trình xây dựng. Đây là giải pháp giám sát công trình xây dựng đã được ứng dụng nhiều ở các nước phương Tây, tại Việt Nam cũng đã có những tập đoàn lớn đã áp dụng.

Drone khảo sát trắc địa
Drone khảo sát trắc địa

Trong ngành điện sử dụng flycam để kiểm tra các trụ điện, tình trạng các đầu đấu nối nhằm kiểm tra độ an toàn để có các biện pháp bảo dượng kịp thời.

4. Ứng dụng flycam trong lĩnh vực điện ảnh
Những bức ảnh 3D gần với thời gian thực, hoặc những bức ảnh landscape hẳn đã làm siêu lòng bao người và hấp dẫn du khách đến khám phá. Những tác phẩm đó phần lớn phải được chụp từ drone/ flycam mới có thể đạt được những tấm ảnh với độ cao, chiều sâu ảnh và mức độ toàn cảnh của phong cảnh.

ứng dụng Drone vào điện ảnh
Ứng dụng Drone vào điện ảnh

 

Be the first to review “Flycam – các ứng dụng trong đời sống trong lĩnh vực lâm nghiệp, đo đạc, khảo sát trắc địa, …”

Rating